May CNC, Trung tam gia cong CNC, May phay, May tien, May bao, May mai, May khoan, May tien Dai Loan, May tien Han Quoc, may phay Nhat Ban, May phay Dai Loan, May phay Han Quoc, Lathe Machine, Milling machine, CNC Machine.

May phay van nang, May phay giuong, May phay dung, May phay ngang, May phay tru, May phay hon hop, May tien Chau au, May phay Trung Quoc, May tien trung Quoc, May cat ton, May chan ton, May khoan, May mai 2 da, May mai phang, May khoan can, May bua, May mai mui khoan, May phay CNC, May tien CNC, May phay CNC Nhat Ban, May phay CNC Han Quoc, May phay CNC Dai Loan, May CNC Nhat Ban, May CNC Han Quoc, May CNC dai Loan, shearing mahchine.

May han, May han ho quang, May han MMA, May han TIG, May han MIG, May han MAG, May han diem, May han duoi lop thuoc, May cat Plasma, May cat tia nuoc, may cat Laser, May cat fiber, Dung cu do Mitutoyo, Mitutoyo, Thuoc cap, Panme, ban map, ban nguoi, Thuoc do cao, Thuoc do do day, thuoc do khe ho, Dung cu Vertex, E to Vertex, Bau cap mui khoan, collet.

Việt Nam Việt Nam
Kỹ thuật cưa - giũa
I. Kỹ thuật cưa.
             1. Khái niệm (Hình 3-1)
             Cưa là một phương pháp trong gia công nguội, dùng dụng cụ là cưa để cắt phôi hoặc để cắt bỏ đi các lượng dư quá lớn.
             Cưa là một khung sắt có tay nắm, lưỡi cưa được lắp trên khung cưa nhờ hai chốt: một chốt giữ và một chốt căng có tay hồng.
             Lưỡi cưa có thể được lắp lên khung theo hai hướng: lắp thuận và lắp nghịch.Trong gia công thông thường người ta lắp lưỡi cưa thuận.
             Khi cưa các chi tiết với đường cưa quá sâu người ta có thể lắp lưỡi cưa vuông góc với khung cưa.
 
                                   
                                   Hình 3-1 . Kết cấu của cưa và các cách lắp lưỡi cưa.
 
2. Tư thế- thao tác khi cưa
             + Tư thế ( Hình 3-2)
             Tự thế chân: Hai chân đứng dang rông bằng vai , thẳng người ( tư thế nghỉ).
             Tư thế tay: Tay thuận cầm cán cưa gọn trong bàn tay, tay nghịch máng vào phía trước khung cưa.
                          
                          a) Tư thế tay.                                                         b) Tư thế chân.
                                                    Hình 3-2. Tư thế cưa.
             + Thao tác
             Đặt lưỡi cưa vào đúng vị trí gia công, hai tay đè khung cưa xuống đẩy dài tới hết chiều dài của lưỡi cưa để cắt. Khi lùi cưa về lưỡi cưa không cắt ta nhấc nhẹ cưa lên khỏi bề mặt gia công. Tốc độ cưa khoảng 65 đến 85 hành trình kép/phút.
             Hướng cưa tạo với bàn chân thuận một góc 60 – 90o . 
             * Chú ý khi cưa:
             - Cưa dài hết chiều dài lưỡi cưa
             - Không nghiêng khung cưa
             - Không bẻ khung cưa
             - Không đánh võng khung cưa.
3. Kỹ thuật cưa
             + Kỹ thuật cơ bản (Hình 3-3)
             Theo khả năng thực hiện các bề mặt ta có ba cấp độ kỹ thuật cơ bản:
             - Cưa theo đường thẳng: đây là kỹ thuật cơ bản nhất, người cưa thực hiện đường cưa thẳng theo vết vạch dấu với độ chính xác cao nhất.
             - Cưa mở rộng: sau khi đã đạt được cấp độ cưa cơ bản thì người cưa phải thực hiện một đường cưa có bề rộng khoảng 1,5 – 2 lần bề rộng lưỡi cưa, Để thực hiện được cấp độ này thì người cưa phải liên tục lách lưỡi cưa qua lại để mở rộng đường cưa, đồng thời phải giữ đúng theo đường đã vạch.
             - Cưa đường cong: Sau khi đã thực hiện được cấp độ cưa mở rộng thì ta nhận thấy rằng lưỡi cưa có thể nghiêng được một chút trong rãnh đã cưa, có nghĩa là ta có thể thay đổi hướng của đường cưa, chú ý là muốn chuyển hướng đường cưa về phía nào ta phải thực hiện lách lưỡi cưa mở rộng đường cưa về phía đó nhiều hơn.
                                                                           
   a. Cưa thẳng theo vạch dấu.      b. Cưa mở rộng.                  c. Cưa đường cong.
                                       Hình 3-3.  Các kỹ thuật cưa cơ bản.
             + Các sai hỏng khi cưa ( Hình 3-4)- nguyên nhân-cách khắc phục
             Trong thao tác cưa cơ bản người cưa thường cưa sai so với vết vạch dấu. Hiện tượng này có thể do các nguyên nhân sau:
             - Do đặt lưỡi cưa sai vị trí: Trong thao tác cưa, khi bắt đầu đường cưa, khi đẩy cưa tới và lùi cưa về lưỡi cưa sẽ bị dịch chuyển sai vị trí vạch dấu, dẫn đến đường cưa bị sai. Để khắc phục sai hỏng do nguyên nhân này thì khi bắt đầu đường cưa, người ta cho lưỡi cưa vào đúng vị trí vạch dấu, tì ngón tay cái của bàn tay nghịch vào thân bên lưỡi cưa rồi kéo cưa tới lui để tạo một vết hằn đúng vị trí đã vạch dấu, sau đó mới bắt đầu thao tác cưa.
             - Do khung cưa bị nghiêng: Trong tư thế và thao tác cưa đúng thì mắt, vị trí cắt của lưỡi cưa và khung cưa đồng phẳng. Do đó để quan sát được vị trí cắt của lưỡi cưa thì thay vì nghiêng đầu để nhìn thì người ta thường có thói quen nghiêng khung cưa, từ d0ó dẫn đến lưỡi cưa cũng bị nghiêng theo và đường cưa bị sai. Để tránh được sai hỏng do nguyên nhân này thì người cưa phải giữ khung cưa thẳng với đường cưa như đã nhắc ở phần chú ý trong tư thế và thao tác khi cưa.
             - Do mòn me lưỡi cưa: Để tránh hiện tượng kẹt lưỡi cưa do phoi bụi lọt vào vị trí cắt hoặc do giản nở nhiệt khi cưa, người ta chế tạo lưỡi cưa có các răng cắt được bẽ qua lại sang hai bên được gọi là bẽ me lưỡi cưa. Nhưng có thể vì nhà chế tạo nhiệt luyện lưỡi cưa không đồng đều hoặc do người cưa thao tác cưa không đúng (ép lưỡi cưa sang một bên khi cưa) làm cho lưỡi cưa bị mòn me một bên dẫn đến khả năng cắt của hai bên me lưỡi cưa không giống nhau làm cho đường cưa bị xéo. Để khắc phục sai hỏng do nguyên hân này thì tốt nhất nên thay lưỡi cưa mới, hoặc là cũng có thể tạm thời giảm bớt sai hỏng bằng cách xoay trở chi tiết qua lại khi cưa. 
 
                                                                          
a. Do đặt lưỡi cưa sai vị trí.               b. Do khung cưa bị nghiêng.                  c. Do mòn me lưỡi cưa.
                                            Hình 3-4. Các dạng sai hỏng khi cưa.
II. Kỹ thuật giũa.
             1. Khái niệm
             Giũa là phương pháp gia công nguội, dùng dụng cụ là giũa để hớt bỏ đi một lượng vật liệu mõng ( £2mm), giũa thường được dùng như là công đoạn gia công cuối cùng để hoàn thành bề mặt gia công.
             Giũa ( Hình 3-5) là dụng cụ cắt bằng tay dạng trụ dài bằng thép các bon cao hoặc thép dụng cụ, tùy theo hình dáng bề mặt gia công  mà mặt cắt ngang của giũa có thể là:
             - Hình chữ nhật ( giũa dẹp hay giũa bản) dùng để gia công các bề mặt phẳng.
             - Hình vuông (giũa vuông) dùng để gia công vai, góc vuông, lỗ vuông.
             - Hình tam giác (giũa tam giác) dùng để gia công các bề mặt có góc 60 – 90o.
             - Hình tròn (giũa tròn) dùng để gia công các bề mặt cong hoạc lỗ tròn.
             - Hình viên phân (giũa lòng mo) dùng để gia công mặt phẳng, mặt cong, các góc bé hơn 60o.(Trong trường hợp gia công các góc quá bé người ta có mài giũa bản chùa lại một mặt răng cắt để có góc vừa ý)
  
  
                                           Hình 3-5 . Các loại giũa.
 
             Tùy theo kích thước gia công của chi tiết mà giũa có chiều dài và độ lớn thích hợp.
             Ký hiệu giũa được gọi theo mật độ răng giũa (số răng có trong một inch chiều dài) Tùy theo vật liệu gia công mà ta có giũa thô hoặc giũa tinh khác nhau, thông thường giũa thô là giũa có mật độ răng thấp (răng thưa) và giũa tinh là giũa có mật độ răng cao (răng dày).( Hình 3-6)
         
            
                                                    Hình 3-6 . Phân loại giũa theo mật độ răng.
 
             Khi tra các giũa cần lưu ý :
             - Chiều sâu tra cán
             Chuôi giũa được tra vào cán với chiều sâu trong khoảng lớn hơn nửa chuôi và gần chạm vai lưỡi giũa. nếu vai lưỡi giũa chạm vào cán thì cần phải thay cán mới hoặc phải chêm thêm gì vào phần chuôi để có thể đóng cán chặt thêm khi bị lỏng, nếu phần chuôi tra vào cán  quá ít thì cần dùi lỗ cán giũa rông và sâu thêm một ít .
             - Cách tra và tháo cán giũa ( Hình 3-7)
             Khi tra các giũa ta lắp cán dính vào chuôi rồi dùng búa đánh vào đuôi cán hoặc cầm lưỡi giũa và đánh phần cán xuống bàn nguội để tra chặt hơn.
             Để tháo giũa ra khỏi cán thì ta có thể dùng búa hay một thanh cứng đánh vào vai cán giũa hoặc đánh vai cán giũa vào cạnh bàn nguội.
             Chú ý khi tra cán giũa phải cầm phần lưỡi , không cầm phần chuôi để đóng chặt nhằm tránh tai nạn.
                
                                       a) Đúng                                                      b) Sai.
 
                                                    Hình 3-7 . Cách tra và tháo cán giũa.
 
             2. Tư thế- thao tác khi giũa kim loại
             + Tư thế ( Hình 3-8)
             - Tư thế chân ( tương tự như tư thế chân khi cưa)
             - Tư thế tay :
             Tay thuận cầm cán giũa cắc gọn bằng cả bàn tay và 5 ngón tay, phần chuôi cầu của cán giũa được đặt vào phần lõm giữa bàn tay.
             Tay nghịch dặt trên đầu giũa, các ngón tay duỗi ra. Tùy theo chế độ gia công mà có thể đặt cả bàn tay, vài ngón tay hoặc chỉ một ngón tay lên trên đầu giũa.
 
                                       Hình 3-8 . Tư thế cầm cán giũa và đứng giũa.
 
             + Thao tác
             Khi đẩy tới để cắt: hai tay ấn giũa dè lên bề mặt cần gia công, đẩy tới phía trước hết chiều dài lưỡi giũa.
             Khi lùi giũa về, giũa không cắt , nhấc hẳn giũa ra khỏi bề mặt gia công mang giũa về để chuẩn bị cho lượt cắt tiếp theo.
             * Chú ý:
             - Khi giũa để hiệu suất cắt cao nên đẩy giũa thẳng theo trục của giũa.
             - Khi cắt đẩy giũa theo một đường thẳng, giữ cân bằng giũa cho tốt ( không chòng chành). Không nghiêng giũa sang hai bên. 
             3. Kỹ thuật giũa kim loại
             + Cân bằng khi giũa
             - Hiện tượng
Khi giũa để gia công các bề mặt phẳng thì luôn gặp trường hợp bề mặt gia công bị cong lên (bị mo), hiện tượng bề mặt gia công bị cong lên này được gọi là hiện tượng không cân bằng khi giũa.
             - Nguyên nhân ( Hình 3-9)
             Hiện tượng không cân bằng giũa xảy ra do sự không cân bằng lực của hai tay đè lên giũa trong quá trình cắt: Khi bắt đầu một nhát cắt thì phần lưỡi giũa phía cán dài hơn phía đầu mút, do đó moment do tay cần cán lớn hơn tay đè lên đầu mút dẫn đến lưỡi giũa bị nghiêng về phía cán, trường hợp tương tự xảy ra ở cuối nhát cắt làm cho giũa bị nghiêng về phía đầu giũa.
   
                                          Hình 3-9 . Hiện tượng không cân bằng giũa.
             - Cách khắc phục
             Hiện tượng không cân bằng giũa luôn xảy ra với mọi người, để khắc phục thì người ta phải tập luyện rất nhiều với các dụng cụ tập luyện và kiểm tra độ cân bằng.
             Để khắc phục hậu quả của hiện tượng không cân bằng giũa người ta có thể  dùng đoạn cong của lưỡi giũa để rà lại hoặc cạo rồi kiểm tra bằng bàn máp.
             + Các phương pháp giũa (Hình 3-10)
             Để đạt được năng suất và chất lượng bề mặt gia công theo yêu cầu kỹ thuật thì người ta có nhiều phương pháp giũa khác nhau:
             - Giũa ngang
             Giũa ngang là thao tác giũa có hướng cắt theo chiều hẹp hơn của bề mặt gia công. Lúc này số răng tham gia cắt đồng thời sẽ ít hơn khi giũa dọc, do đó lực cắt cho mỗi răng giũa lớn hơn, dẫn đến chiều sâu cắt cũng lớn hơn. Giũa ngang có năng suất cắt cao hơn, nhưng do cắt sâu và chiều dài tựa ngắn cho nên chất lượng bề mặt gia công kém. Giũa ngang  thường dùng để gia công phá thô.
             - Giũa dọc
             Giũa dọc là thao tác giũa có hướng cắt theo chiều rộng hơn của bề mặt gia công. Lúc này số răng tham gia cắt đồng thời sẽ nhiều hơn khi giũa ngang, do đó lực cắt cho mỗi răng giũa nhỏ hơn, dẫn đến chiều sâu cắt mõng hơn. Giũa dọc có năng suất cắt thấp, nhưng do cắt mõng và chiều dài tựa lớn cho nên chất lượng bề mặt gia công tốt. Giũa dọc thường dùng để gia công tinh.
             - Giũa đan chéo
             Giũa đan chéo là thao tác giũa theo hai hướng vuông góc với nhau( thông thường các hướng giũa không theo chiều ngang hay chiều dọc). ở phương pháp này thì năng suất cắt và chất lượng bề mặt gia công trung bình, nhưng do giũa theo hướng này là cắt trên đỉnh nhấp nhô của hướng giũa trước đó gây ra . Giũa đan chéo thường dùng gia công đối với những người thợ có tay nghề thấp.
             
           a) Giũa ngang.                               b) Giũa dọc.                                 c) Giũa đan chéo.
 
                                                    Hình 3- 10. Các phương pháp giũa.
 
             - Đánh bóng bằng giũa
             Sau khi gia công bằng các phương pháp giũa kể trên thì các vết cắt rất sâu, để sóa  các vết cắt đó người ta thực hiện đánh bóng bằng giũa. Khi thực hiện đánh bóng thì tư thế và thao tác tương tự như khi giũa, chỉ khác ở chổ là không nhấc giũa lên khi lùi về và không đè giũa khi cắt, giũa có chuyển động xoa trên bề mặt gia công.
 
Các tin khác

Copyright 2016 © Bami.,JSC